Loading...

RỪNG

#Rừng

Thực trạng

Hàng năm vẫn có những loài mới được phát hiện trong những cánh rừng của Việt Nam, như cóc núi Elfin và thằn lằn cá sấu. Tuy nhiên, theo Giám sát Rừng Toàn cầu (Global Forest Watch – GFW), từ năm 2001 đến năm 2018, Việt Nam đã mất đi hơn 2.6 triệu héc-ta rừng, tương đương với giảm 16% diện tích rừng so với năm 2000.

Những cánh rừng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang bùng nổ, tăng trưởng gấp đôi với kim ngạch đạt 9 tỉ đô-la Mỹ trong giai đoạn 2012-2018. Mặc dù tạo thêm được việc làm và cải thiện cuộc sống của hàng nghìn chủ hộ rừng lớn nhỏ cùng các cộng đồng địa phương, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc quản lý và bảo vệ rừng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với các quốc gia láng giềng như Lào và Campuchia. Thêm vào đó, sự phát triển của nông nghiệp cũng đe dọa các khu rừng nguyên sinh bên trong và xung quanh các khu vực bảo tồn, phá hủy sinh cảnh quan trọng của các loài hoang dã và làm suy thoái giá trị các hệ sinh thái quý giá của chúng ta như nước ngọt và không khí sạch. Tìm hiểu thêm.

Hiện nay có một số cách để thực hiện công việc bảo vệ rừng như sau:

  • Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
  • Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • Báo cáo ngay khi thấy lâm tặc cho cơ quan chức năng.
  • Tiết kiệm điện trong sinh hoạt
  • Ủng hộ các tổ chức hoạt động môi trường